Các mẹ có thể khắc phục ngay tình trạng tăng cân chậm bằng những điều chỉnh trong bữa ăn thường ngày của bé. Các mẹ thường hay lo lắng vì thấy
bé tăng cân chậm. Dù bé chậm tăng cân do nguyên nhân nào thì cũng có hệ quả là bé bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc lớn mạnh chiều cao và trí thông minh của bé. Các mẹ có thể khắc phục ngay tình trạng tăng cân chậm bằng những điều chỉnh trong bữa ăn hàng ngày của bé. Nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút. Vì bột/cháo loãng thì lượng năng lượng trong đó rất thấp.
|
Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ bổ sung năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ phải có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Không phải tránh lượng dầu, mỡ trong hai năm đầu đời tăng trưởng của bé. Tăng bữa ăn hàng ngày cho bé. Có thể cho bé ăng ngày ăn 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ. Ví dụ sau khi ăn bữa chính, nếu thấy bé ăn ít, có thể cho bé uống sữa, ăn chuối để bù đủ lượng năng lượng. Điều đó giúp bé ăn ngon miệng hơn là ép bé ăn hết khẩu bột/cháo. Không nên ép bé ăn hết khẩu phần thức ăn khi bé đã chán. Ép bé ăn đôi khi sẽ làm bé trớ ra thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn", dẫn tới biếng ăn sau này. Chỉ cho bé ăn lượng vừa đủ. Cho bé ăn phần “cái” các thực phẩm nấu trong bột và cháo. Nhiều mẹ hiện nay chỉ ninh nhừ lấy nước, hoặc xay lấy nước các thực phẩm cho bé ăn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thức ăn cần đủ chất dinh dưỡng nhưng phải cho bé ăn cả xác các thực phẩm. vì thế, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm với khẩu vị của bé. Không nên coi nước trái cây là bữa ăn phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ. Nó chỉ có các vitamin hòa tan trong nước. Không nên cho bé uống nước trái cây trước khi ăn vì nó sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính. Không nên tự ý mua “thuốc bổ” PR trên thị trường cho con. Vì nếu không đúng liều lượng, sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe của bé. Nếu các mẹ muốn cho con dùng thuốc bổ, cần có sự tư vấn và chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa. phải cho bé đi khám dinh dưỡng, kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe của bé.
xem thêm:
bé biếng ăn bé chậm tăng cân