Trứng vịt là một món ăn rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Người Việt có thói quen dùng trứng vịt để ăn sáng hoặc ăn cùng cơm như một thức ăn quen thuộc. Trong Đông y, trứng vịt có tác dụng tăng cường sức khoẻ, tu âm, ích trí, dưỡng huyết, giúp cơ thể tăng trưởng.
Ăn trứng vịt lộn có tốt không? 1 ngày ăn bao nhiêu là tốt nhất ?
Còn đối với Tây y, đây lại là một loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng: protein, lipit, photpho, cholesterol, canxi,... là một ăn quen thuộc như vậy nhưng không hẳn ai cũng biết cách dùng trứng vịt làm sao cho đúng, cho đủ. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
1. Nếu ăn trứng vịt lộn phải luôn ăn kèm cùng rau răm
Nhiều người có thói quen ăn trứng vịt lộn không ăn kèm rau răm và gừng, đó có thể do khẩu vị hoặc do họ muốn bớt những công đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên đó lại là một thói quen không tốt. Rau răm, gừng là các thực phẩm có tính nhiệt, trứng vịt lộn là thực phẩm tính hàn. Khi ăn kèm những thực phẩm này với nhau sẽ cân bằng âm dương, tránh lạnh bụng, đầy hơi, tránh các trục trặc về tiêu hoá.
2. Ăn trứng vịt lộn nhiều nhất là 2 lần/ tuần
Theo nghiên cứu khoa học, một quả trứng vịt lộn chứa trung bình 182kcal; 13,6g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn rất nhiều các chất dinh dưỡng khác. Nếu duy trì tần suất ăn trứng vịt lộn quá nhiều trong một tuần sẽ khiến người dùng bị thừa chất, tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, dư thừa vitamin A. Vì vậy đối với người trưởng thành chỉ nên ăn nhiều nhất 2 lần/ tuần.
3. Không nên ăn trứng vào buổi tối và không ăn trứng để qua đêm
Trứng vịt lộn là một thực phẩm nhiều chất đạm, cholesterol. Ăn trứng vào buổi tối sẽ gây khó tiêu hoá, không có lợi cho hoạt động bài tiết, tiêu thụ của cơ thể về ban đêm. Ngoài ra, trứng luộc rồi để qua đêm sẽ sinh ra vi khuẩn có hại. Vậy nên trứng vịt tốt nhất nên dùng cho bữa sáng.
4. Không uống trà sau khi ăn
Trong lá trà có chứa nhiều axit tannic dùng cùng protein trong trứng sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột.
Khi ăn trứng vịt quá nhiều sẽ có nguy cơ gây đột quỵ nên những người mắc bệnh về huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... nên tránh sử dụng trứng vịt vì loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng này sẽ tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch chủ, nhồi máu cơ tim dẫn tới đột quỵ.
Trứng vịt cũng không tốt cho người bệnh gout. Như đã nói ở trên thì trứng vịt lộn rất nhiều chất đạm, nếu biết dùng đúng liều lượng đúng cách sẽ đem tới hiệu quả. Nhưng khi lạm dụng quá mức sẽ tăng lượng protein, cholesterol trong máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh.
Xơ gan: trứng vịt tính hàn, người bị tỳ vị ăn vào dễ gây đầy trệ , khó tiêu, báng bụng.
Vậy sử dụng trứng vịt như nào là hợp lí? Đó là không sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi vì hệ tiêu hoá của các bé chưa hoàn thiện, nếu ăn sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy; Trẻ từ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1 quả/ tuần.Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn có thể dùng 1-2quả/tuần chia đều ra các bữa ăn.
Trứng vịt rất giàu dinh dưỡng, vì thế rất tốt cho người tập thể hình. Cho dù bạn luyện tập tại phòng gym hay sử dụng giàn tạ đa năng, máy chạy bộ tại nhà thì cũng đừng quên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn nhé.
Tags : Làm đẹp bằng trứng gà - thần dược cho làn da, Không nên bỏ qua cách làm trắng da bằng trứng gà?.