Những người bị bệnh đau vai gáy là sự lựa chọn không thể bỏ qua

Ngày đăng 29/05/2021 11:19

Trong y học cổ truyền phương pháp xoa bóp bấm huyệt đã được đưa vào áp dụng từ rất lâu để hỗ trợ điều trị những chứng bệnh đau nhức và đến nay vẫn được áp dụng phổ biến. Phương pháp này có tác dụng rất tốt trong việc thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu và phục hồi chức năng. Hơn nữa nếu như thực hiện phương pháp này kiên trì và đúng kỹ thuật thì sẽ giảm thiểu được những cơn đau nhức đáng kể. Đặc biệt với những người bị bệnh đau vai gáy thì đây sẽ là một sự lựa chọn không thể bỏ qua.

nhung-nguoi-bi-benh-dau-vai-gay-la-su-lua-chon-khong-the-bo-qua

Những người bị bệnh đau vai gáy là sự lựa chọn không thể bỏ qua

Theo một thống kê đã chỉ ra rằng thì có tới 33% dân số gặp phải căn bệnh này và trong đó đó dân văn phòng, học sinh, sinh viên chiếm tới 55% bởi tính chất công việc cũng như học tập bắt buộc. Có thể nói rằng, số lượng người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng. Vì vậy việc ngăn ngừa cũng như điều trị căn bệnh này lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

nhung-nguoi-bi-benh-dau-vai-gay-la-su-lua-chon-khong-the-bo-qua-1

Nếu như quan sát bằng mắt thường thì xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp trị liệu khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế thì phương pháp này đòi hỏi người thực hiện cần phải có kỹ thuật cao và độ chính xác gần như tuyệt đối. Bởi vì nếu như tác động sai vào huyệt đạo thì không những sẽ không có tác dụng mà còn có những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đây sẽ là một số huyệt đạo cơ bản để có thể thực hiện bấm huyệt và và cách thực hiện.

nhung-nguoi-bi-benh-dau-vai-gay-la-su-lua-chon-khong-the-bo-qua-2

Đầu tiên phải kể đến đó là huyệt Phong Phủ: vị trí của huyệt đạo này ở phần lõm giữa gáy và chân tóc gáy khoảng 1 thốn và ngang với đốt sống cổ C1. Thực hiện day ấn nhẹ vào huyệt đạo này khoảng từ 1 đến 3 phút sẽ có tác dụng rất tốt trong giảm chứng đau vai gáy và những chứng bệnh khác như đau nửa đầu, ù tai, chóng mặt,...

Tiếp theo là huyệt Phong Trì: Đây là 2 huyệt đạo nằm đối xứng nhau ở hai bên phần cổ sau gáy dưới chân tóc. Khi thực hiện bấm huyệt ở vị trí huyệt đạo này thì chỉ cần cần điều chỉnh một lực tác động nhẹ và tăng dần cho tới khi nào cảm thấy ê nhức ở vị trí huyệt là được. Huyệt này có tác dụng rất tốt trong trị đau đầu, chóng mặt, hoặc cổ gáy cứng do cảm mạo hay sai tư thế.

nhung-nguoi-bi-benh-dau-vai-gay-la-su-lua-chon-khong-the-bo-qua

Huyệt Đại Chùy: vị trí của huyệt đạo này là ngay dưới gai đốt sống cổ C7 tác dụng của việc này đó chính là giúp trị cảm cúm, ho, ngực sườn đầy tức và cổ vai gáy tê cứng đau nhức.

Huyệt Kiên Tỉnh: huyệt đạo này nằm ở phần mỏm vai tới huyệt Đại Chùy bấm huyệt đạo này sẽ giảm thiểu được căn bệnh đau vai gáy rất hiệu quả.

Với việc bấm huyệt để chữa đau vai gáy thì cần phải thực hiện liên tục hàng ngày với tần suất 3-4 lần/1 ngày thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Còn với những đối tượng đặc biệt như người trung niên hoặc người cao tuổi thì cần phải có ý kiến bác sĩ trước để tránh việc gây ra hậu quả xấu cho xương khớp.

Nhìn chung thì phương pháp xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh bệnh đau cổ vai gáy. Tuy nhiên, phương pháp này không thể thay thế được thuốc điều trị hay những phương pháp chữa bệnh. Chính vì vậy ngay khi xuất hiện những biểu hiện của căn bệnh này thì nên đến thăm khám bác sĩ để có được lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

 

Bạn cũng có thể sử dụng ghế massage. Các ghế massage hiện đại đều có khả năng massage cổ - vai – gáy chuyên sâu nhờ hệ thống con lăn 3D, 4D kết hợp với túi khí, motor rung.