Chăm sóc khớp gối bị chấn thương dây chằng chéo

Ngày đăng 28/09/2021 09:18

Khớp gối là khớp lớn nhất trên cơ thể, cũng là một trong những khớp thường xuyên vận động nhất. Đây này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho khớp gối có khả năng gặp chấn thương nhiều hơn các bộ phận khác.

cham-soc-khop-goi-bi-chan-thuong-day-chang-cheo

Khớp gối có chức năng năng đỡ cơ thể và thực hiện đi lại, di chuyển; Vì vậy, chấn thương khớp gối sẽ khiến hạn chế khả năng vận động cho người bệnh.

Nguyên nhân thường gặp nhất gây chấn thương khớp gối là do chơi thể thao hoặc bị tai nạn giao thông. Theo thống kê, có tới 70% trường hợp bị chấn thương trong khi chơi thể thao khiến dây chằng bị tổn thương. Trong đó, dây chằng chéo trước là hay bị tổn thương nhất. 

Nhận biết dây chằng chéo bị đứt

cham-soc-khop-goi-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-1

Một số dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết tình trạng chấn thương dây chằng chéo trước:

- Khi bị chấn thương thường có tiếng rắc gãy đặc trưng.

- Gây hạn chế khả năng vận động đi lại.

- Người bệnh có cảm giác lỏng khớp gối.

- Khi lên xuống cầu thang thường xảy ra tình trạng khớp gối bị xoay, hay bị trượt, trẹo chân.

- Khi chạy nhanh có thể khiến khớp gối bị trượt ra trước.

- Trường hợp đứt dây chằng để lâu có thể khiến các cơ đùi phía bên chấn thương bị teo nhỏ.

Điều trị chấn thương dây chằng ở mức độ nhẹ.

cham-soc-khop-goi-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-2

Chấn thương dây chằng ở mức độ nhẹ có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách.

- Cho đầu gối nghỉ ngơi: Hạn chế di chuyển, cử động mạnh, tránh các tác động tiêu cực lên đầu gối có thể khiến cơn đau gia tăng.

- Chườn đá trong 24h sau chấn thương, thời gian khoảng 20 - 30 phút và sau mỗi 3 - 4 tiếng để giảm sưng đau. Bạn có thực hiện trong 2 - 3 ngày đến khi hết sưng, đau.

- Kê một chiếc gối mềm dưới chân trong lúc nằm hoặc ngồi.

cham-soc-khop-goi-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-3

- Mang nẹp để ổn định đầu gối và tránh bị chấn thương thêm.

- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm.

- Vận động trị liệu. Bạn có thể tham khảo các chuyên gia sức khỏe về các bài vận động có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, như: Tập với máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục…

- Một phương pháp vật lý trị liệu khác là massage - xoa bóp. Bạn nên đến các trung tập trị liệu uy tín. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng máy massage hoặc ghế massage toàn thân tại nhà hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về loại thiết bị và kĩ thuật massage có thể áp dụng.

Chăm sóc khớp gối bị chấn thương dây chằng chéo

cham-soc-khop-goi-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-4

Những trường hợp bị đứt dây chằng khớp gối, muốn phục hồi dây chằng hoàn toàn sẽ phải tiến hành mổ tái tạo dây chằng khớp gối. Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất đó là phẫu thuật nội soi khớp. Đây được coi là phương pháp ưu việt và hiệu quả hơn trong điều trị chấn thương khớp gối nói chung và đứt dây chằng khớp gối nói riêng. 

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra những biến chứng cho người bệnh:

- Biến chứng gây nhiễm khuẩn: Đây là tình trạng hiếm gặp, nó chỉ xảy ra ở bệnh nhân sử dụng mảnh ghép là gân đồng loại.

cham-soc-khop-goi-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-5

- Lây nhiễm virus: Các loại virus như: virus viêm gan C, HIV… có thể lây nhiễm khi sử dụng gân đồng loại để làm mảnh ghép. 

- Biến chứng gây chảy máu hoặc tê bì vùng da: Tình trạng này cũng rất hiếm gặp, có thể sẽ là biến chứng tê bì mặt trước ngoài cẳng chân, gần vết mổ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là tình trạng tạm thời hoặc kéo dài.

- Bị huyết khối tĩnh mạch: Tỷ lệ hình thành huyết khối tĩnh mạch ở bắp chân sau mổ rất thấp, vào khoảng 0,12%.

cham-soc-khop-goi-bi-chan-thuong-day-chang-cheo-7

- Bị lỏng gối sau mổ dây chằng khớp gối: Nguyên nhân là do đứt hoặc giãn mảnh ghép sau mổ.

- Gây hạn chế vận động gối sau mổ: Tình trạng này có tỷ lệ khoảng 5%.

- Tình trạng mất duỗi gối là triệu chứng gối không duỗi thẳng được sau khi mổ tái tạo dây chằng.

- Tổn thương sụn phát triển gây rối loạn sự phát triển của xương. Biến chứng này chỉ xảy ra ở trẻ em, khi sụn còn phát triển.